Xúc tích hay Súc tích là đúng chính tả Tiếng Việt

Các bạn vẫn hay thắc mắc Xúc tích hay Súc tích từ nào mới đúng trong ngôn ngữ Tiếng Việt ta. Cách nào để phân biệt khi ta muốn dùng S hay X?

Bạn biết đấy, đôi khi dùng sai từ ngữ sẽ làm cho ý nghĩa câu nói không đúng hoặc sẽ làm cho người nghe không hiểu rõ những gì bạn muốn truyền tải, thậm chí là trở thành trò cười cho mọi người!

Như thế để hiểu rõ hơn cách ghép nào đúng thì mình cùng nhau phân tích nhé. Bài viết sẽ có rất nhiều ví dụ giúp bạn biết cách sử dụng từ thật đúng chính tả đó.

Xúc tích hay Súc tích
Xúc tích hay Súc tích

 

Súc tích hay xúc tích là cách dùng đúng chính tả?

Đáp án từ đúng là: Súc tích

Trong tiếng Việt, từ đúng chính tả là “Xúc tích”, không phải “Súc tích”. “Xúc tích” có nghĩa là nói hoặc viết một cách ngắn gọn, rõ ràng, và đầy đủ ý, không lan man hay thừa từ.

Súc tích là gì?

Trong từ điển Tiếng việt thì Súc tích có thể hiểu theo 2 nghĩa khác nhau. Nếu sử dụng như động từ thì sẽ có nghĩa là chỉ hành động tích góp lại. Còn bạn dùng tính từ thì sẽ có ý nghĩa là sự cô đọng lại một cách ngắn gọn để người đọc hoặc nghe dễ hiểu hơn. Ở đây mình sẽ phân tích theo nghĩa của tính từ thì từng từ ngữ sẽ có ý nghĩa riêng như sau

  • Súc  → có ý nghĩa là cất, dồn lại
  • Tích → có ý nghĩa là truyện đời xưa (ví dụ như các chuyện cổ tích)

Như vậy, sử dụng từ Súc tích mới là chính xác. Chúng ta cùng xem thử các ví dụ sau để hiểu rõ hơn nhé.

  • “Em hãy viết một câu văn ngắn gọn súc tích nhất để miêu tả cảm nghĩ của mình về tiết học hôm nay nhé.” → Ý câu này là dù có rất nhiều suy nghĩ đến tiết học này thì em cũng viết 1 câu thật ngắn gọn để miêu tả cảm nghĩ của mình
  • “Anh nói nhiều điều quá em không thể hiểu được câu chuyện ra sao, hãy nói một cách súc tích xem nào!” → Ý câu này là hãy rút gọn câu chuyện lại để dễ hiểu hơn.

Xúc tích là gì

Xúc tích là một từ không hề có trong từ điển Tiếng Việt, đây là cách ghép từ sai hoàn toàn.
Nếu phân tích từng chữ thì chúng ta sẽ có ý nghĩa như thế này:

  • Xúc → dùng 1 cụng cự để lấy 1 vật nào đó từ dưới lên ( như xúc tôm tép, xúc cát…)
  • Tích → là truyện đời xưa

Từ “Xúc” là 1 hành động và ghép lại thì là 1 từ ghép không đúng nghĩa khi sử dụng trong văn viết. Vì thế  ghép từ Xúc tích sẽ không đúng và không có bất kì ý nghĩa gì.

Có một số từ ghép với từ xúc để có ý nghĩa như: Xúc cảm (gần nghĩa với cảm xúc), Xúc giác (cơ quan cảm xúc), Xúc tiến (thúc đẩy cho mọi việc nhanh hơn)…

Chúng ta cùng xem một vài ví dụ từ ghép với từ “Xúc” nhé:

  • “Mẹ tôi thường dễ có thấy xúc cảm với những mảnh đời bất hạnh.” → Ý nghĩa câu này là mẹ tôi hay dễ cảm thông và thương cho những mảnh đời bất hạnh.
  • “Sếp là người phải xúc tiến công việc để những kế hoạch hoàn thành đúng tiến độ.” → Ý nghĩa câu này là người cấp trên phải thúc đẩy cấp dưới làm việc để hoàn thành những kế hoạch đúng thời gian hạn định.

Nguyên nhân khiến nhiều người hay bị nhầm lẫn cách dùng của những từ này?

– Do Súc và Xúc có cách đánh vần và phát âm tương tự nhau, chỉ khác nhau ở trọng âm của “S” và “X”. Nên người dân tại nhiều vùng miền ở nước ta có thói quen dùng X và S như nhau. Tức là không có sự phân biệt trọng âm của S và X. Do đó, phát âm sai nên viết sai từ cũng là điều dễ hiểu!

– Nguyên nhân tiếp theo là việc có rất nhiều người nhầm lẫn giữa 2 âm “X” và “S”, không biết khi nào X và S sẽ kết hợp với chữ nào cho đúng chính tả. Cũng có thể vì thói quen dùng từ của mọi người từ xưa và không đọc nhiều sách báo nên cứ nghĩ mình dùng đúng.

Ví dụ phân biệt giữa X và S

Sau đây là 1 số từ ghép ví dụ trong giao tiếp hàng ngày để bạn có thể dễ phân biệt hơn giữa âm từ  “X” với âm “S”. Cách đọc âm “S” phải cong lưỡi và khó hơn so với âm “X”. Nếu cố gắng đọc đúng từ thì khi viết sẽ không bị sai nữa.

– Dùng với “X”: xúc xích, xúc phạm, xúc tác, xúc tiến, xúc giác, xúc cát, xe bò, xám xịt, xui xẻo, xi măng, đồng xu….

  • Ví dụ: Không phải vì xui xẻo mà bạn thi rớt mà vì bạn đã không siêng năng học tập và cẩn thận khi làm bài thi.

– Dùng với “S”: súc sắc, súc sinh, súc vật, san sát, chia sẻ, chim sẻ, san sẻ, su hào…

  • Ví dụ: Những ngôi nhà ở thành phố thường san sát nhau chứ không có nhiều khoảng trống như vùng ngoại ô.

Kết luận

Qua bài viết này, chúng ta đã có thể hiểu hơn và biết được khi nào dùng 2 từ  “Xúc tích hay Súc tích” rồi. Bạn hãy dùng một cách chính xác và kết hợp sử dụng với các âm X và S cho phù hợp và đúng nhất.

Cùng tìm hiểu thêm nhiều cặp từ dễ bị nhầm lẫn trong các bài viết của Tôi gìn giữ vẻ đẹp Việt Nam nhé. Hy vọng bạn sẽ biết cách sử dụng đúng từ để không còn sai các lỗi chính tả cơ bản nữa.